Chính sách tiền tệ Việt Nam thêm một phen thử thách
Chính sách tiền tệ Việt Nam thêm một phen thử thách
Nếu Mỹ quyết định tăng lãi suất sau phiên họp 16-17/9 sẽ khiến đồng đôla mạnh lên và tiếp tục là thử thách với điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Việt Nam. - Lý do FED cần nâng lãi suất ngay tuần này / FED tiến thoái lưỡng nan khi tăng lãi suất
Các nền kinh tế thế giới đang hướng về cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh nhất từ năm 1984, theo số liệu của Bloomberg. Đây được xem là cuộc họp kịch tính nhất trong vòng nhiều năm qua của FED, khi mà quyết định tăng lãi suất, vốn được rào đón từ đầu năm, nhiều khả năng sẽ được đưa ra. Mỹ đã giữ lãi suất thấp kỷ lục 0-0,25% trong gần 7 năm nhằm giúp kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng.
Trao đổi với VnExpress, chuyên gia của Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định dù còn nhiều ý kiến khác nhau trên thế giới, song khả năng quyết định được đưa ra là rất lớn, khi bức tranh kinh tế quý II của Mỹ đã sáng sủa hơn (GDP tăng 2,3%, cao hơn hẳn quý trước). Các chỉ báo kinh tế khác như lạm phát, việc làm... cũng hỗ trợ việc tăng lãi suất. Tuy vậy, nếu quyết định này được đưa ra sẽ ảnh hưởng ở quy mô toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cuộc họp cuối tuần này của FED được cho là đáng chờ đợi nhất kể từ khi bà Janet Yellen đảm nhiệm chức Chủ tịch. Ảnh: AP.
|
Áp lực trước hết sẽ hướng vào tỷ giá. Theo nhiều chuyên gia thiết bị điện dân dụng, lãi suất tăng cũng đồng nghĩa với đồng USD mạnh lên, tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND, vốn được Ngân hàng Nhà nước cam kết không điều chỉnh cho đến quý I/2016.
Trước đó, ngày 19/8, khi quyết định tăng tỷ giá thêm 1%, nới biên độ lên 3%, cơ quan điều hành tự tin cho rằng mức điều chỉnh này giúp "tiền đồng đủ linh hoạt trong việc ứng phó với khả năng FED nâng lãi suất". Tuy vậy, nhiều chuyên gia trong nước cho rằng nhà điều hành không nên quá lạc quan với lập luận này.
Theo chuyên viên phân tích Dương Mỹ Thanh của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), nguy cơ đồng nhân dân tệ tiếp tục bị Trung Quốc phá giá hoặc đồng USD tăng mạnh hơn dự kiến vẫn còn. Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng nhìn nhận cách điều chỉnh vừa qua của nhà điều hành hàm ý đối phó với những biến động trên thị trường nhiều hơn là "đón đầu" - điều rất khó xảy ra trên thị trường tài chính.
Tuy vậy, theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính Học viện Tài chính, việc tỷ giá chính thức có giữ được hay không vẫn phụ thuộc vào ý chí của Ngân hàng Nhà nước. "Ngân hàng trung ương cam kết mạnh bao nhiêu thì việc găm giữ đôla của người dân sẽ ít đi bấy nhiêu. Thường các nhà đầu cơ không có khả năng nắm giữ đôla trong suốt một thời gian dài nhưng Ngân hàng Nhà nước lại có thể để giữ ổn định. Đã hứa như vậy thì họ sẽ làm được", ông nói.
Nhà điều hành cam kết sẽ không còn đợt điều chỉnh tỷ giá nào từ nay đến tháng 1/2016, bất chấp khả năng FED có thể tăng lãi suất ngày một rõ ràng. Ảnh: N.M
|
Áp lực nợ công hiện rất lớn và việc Mỹ tăng lãi suất sẽ thêm sức ép tới những người làm chính sách. Do đó, khả năng có những đợt điều chỉnh tỷ giá mạnh như trong tháng 8 từ nay đến cuối năm được vị chuyên gia này đánh giá là sẽ không còn.
Biên độ giao dịch đôla của các ngân hàng thương mại hiện là +/-3% sau hai đợt nới vừa rồi. Nhiều ý kiến cho rằng nhà điều hành có thể tái sử dụng công cụ này để đảm bảo cam kết "không tăng tỷ giá" của mình. Theo phân tích của VCSC, điều này có thể xảy ra bởi như năm 2009, biên độ cũng đã từng là +/-5% so với tỷ giá tham chiếu. Như vậy, về mặt lý thuyết, Ngân hàng Nhà nước có thể giữ được cam kết từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh tỷ giá nữa bằng cách để thị trường quyết định qua việc tiếp tục nới biên độ giao dịch.
Quyết định của FED còn thử thách cam kết không tăng lãi suất VND mà Thống đốc đưa ra trong cuộc gặp với các ngân hàng mới đây. Chia sẻ với VnExpress, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, khi đôla mạnh lên có thể xuất hiện sự dịch chuyển từ tiền đồng sang đôla nên khả năng ngân hàng phải tăng lãi suất huy động sẽ không tránh khỏi, từ đó lãi suất cho vay cũng tăng theo. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ lại tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không để lãi suất VND tăng, bất chấp đồng đôla Mỹ lên giá. "Hiện không có lý do gì để tăng lãi suất khi lạm phát đang thấp cả. Lãi suất có thể không giảm thêm được nên nhà điều hành sẽ làm mọi cách để nó không tăng"
Báo cáo của Công ty chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá: "Cuộc họp của FED sẽ thu hút chú ý mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, thay đổi sâu rộng đến thế giới, đặc biệt là dòng vốn, giá cả hàng hóa quốc tế. Khi thị trường không có nhiều tin tức hỗ trợ, tình hình điện dân dụng vĩ mô thế giới vẫn phức tạp, việc thiếu vắng sự định hướng thị trường của khối ngoại trong tháng 8 và có thể là cả trong tháng 9 khiến cơ hội mua bán trở nên kém thuận lợi hơn". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, câu chuyện FED tăng lãi suất sẽ khiến dòng vốn ngoại rút ra khỏi các thị trường đang phát triển đã được dự báo từ trước, nên sẽ không xảy ra một cơn khủng hoảng tâm lý quá lớn trên thị trường.
"Về lý thuyết thì có nguy cơ vốn tại một số nơi sẽ bị rút khi FED tăng lãi suất. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong cơ cấu danh mục của các nước khác nên tôi nghĩ họ sẽ chuẩn bị tương đối cho việc này từ lâu và không có ảnh hưởng mạnh", ông Nguyễn Đức Độ dự đoán.
Phương Linh - Thanh Lan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét