Chuyện về 'bà tổ' gốm sứ Chu Đậu
Chuyện về 'bà tổ' gốm sứ Chu Đậu
Cùng với những giai thoại về tài luyện võ, vẽ tranh, đào hoa... bà Bùi Thị Hý còn được biết đến như một nữ doanh nhân đi trước thời đại với quan hệ giao thương với nước ngoài. - 'Vua ngân hàng' Sài Gòn xưa / Bốn doanh nhân giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa
Theo gia phả dòng họ Bùi ghi trên vải, giấy, gỗ cùng hệ thống gạch nung trên mâm đồng, bia đá cổ tại chùa làng Quang Tiền (Đồng Quang, Gia Lộc, Hải Dương), bà Bùi Thị Hý sinh năm 1420 và mất năm 1499, là con gái của cụ Bùi Đình Nghĩa, cháu của cụ Bùi Quốc Hưng - khai quốc công thần đời Lê, cùng với danh nhân Nguyễn Trãi.
Bà Bùi Thị Hý được biết đến là người ham mê luyện võ, đặc biệt có tài vẽ. Chuyện xưa kể lại trong một lần thi vẽ có ra đề quy định, khi ba tiếng trống dứt, ai vẽ xong trước và đẹp nhất ba con chim thì sẽ được thưởng một con trâu. Kỳ thi này, bà đã giành giải nhất thiết bị điện công nghiệp tp hcm
Hố khai quật và viên gạch của khắc hình tượng bà Bùi Thị Hý. Ảnh từ bảo tàng tỉnh Hải Dương.
|
Nhiều thông tin truyền lại, bà cũng như nữ tiến sĩ Bùi Thị Duệ từng giả trai đi thi khoa bảng. Tuy nhiên, khi thi đến tam trường thì bà bị phát hiện thân phận, nhờ là cháu danh tướng Bùi Quốc Hưng nên không bị phạt nặng nhưng phải về quê.
Bà Hý tính tình hào hoa, quan hệ rộng, hay đi ngao du với sĩ tử nhiều nơi. Trong một lần đi du thuyền chơi hội đền Kiếp Bạc, bà gặp ông Đặng Sỹ - nhà làm gốm làng Chu Đậu. Hai người gặp nhau đối đáp văn chương tâm đầu ý hợp qua những câu thơ tình.
Sau này bà nên duyên vợ chồng với ông Đặng Sỹ, cùng em trai là Bùi Đình Khởi dựng xưởng gốm ở phía Bắc thôn Quang Ánh. Lò gốm của vợ chồng bà làm ăn phát đạt, giàu có và nổi tiếng đương thời.
Không chỉ là người gây dựng nên dòng gốm Chu Đậu, bà cùng ông Đặng Sỹ còn trực tiếp mang sản phẩm giao thương bằng hàng hải ra các nước xung quanh. Sau đó, bà mở rộng sản xuất gốm, buôn bán ra khắp vùng. Nhiều thông tin cho biết thêm, bà Hý biết tiếng Trung, Nhật và phương Tây, còn kết bạn với cháu gái nhà hàng hải nổi tiếng thế kỷ XV của Trung Quốc là Trịnh Hòa. Bằng chứng cho việc giao thương, xuất khẩu của gốm Chu Đậu ra thế giới là chiếc bình gốm cổ tại bảo tàng Topkapi Saray (Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ).
Trên lớp tráng xanh da trời và trắng của chiếc bình gốm tinh xảo này khắc 13 chữ Hán: Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhan Bùi Thị Hý bút (Dịch nghĩa: Năm Thái Hòa thứ 8 (1450), tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết/vẽ/tạo). Các bằng chứng khảo cổ, di tích tại quê hương cũng phát hiện nhiều sản phẩm để lại bút tích ký tên hiệu Vọng Nguyệt của bà và em trai vào những năm Diên Ninh (1454), Quang Thuận (1460).
Sau khi kết hôn với ông Đặng Sỹ, chẳng bao lâu thì chồng mất. Bà Hý sau đó tài giá với ông Đặng Phúc cũng là nhà làm gốm tại làng Chu Đậu. Là doanh nhân lớn và trải qua hai đời chồng nhưng bà Bùi Thị Hý không có con nên cuối đời, bà dành toàn bộ gia sản cho việc từ thiện, làm công đức như xây chùa cổ Viên Quang, xây đình, xây nhà thờ họ, cầu đá...
Hiện nay, tại ngôi chùa cổ của làng Quang Tiền có tên chữ là "Viên Quan Tự" vẫn còn dòng chữ Hán "Tín chủ Bùi Thị Hý hưng công đồng dân tạo tự Hồng Đức Nhâm Tý niên thập nguyệt - Đại gia Đặng Phúc lập" có nghĩa là ông Đặng Phúc, chồng của bà lập bia vào tháng 10/1492. Trong đó ghi bà Bùi Thị Hý cùng dân làng xây dựng chùa Viên Quan.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn có những luồng ý kiến trái chiều liên quan đến thiết bị điện công nghiệp Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng, những tư liệu về bà Hý mang tính hư cấu. Tuy vậy, trong lần trao đổi trên báo Tuổi trẻ mới đây, nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương đã lên tiếng chứng minh Bùi Thị Hý là bà tổ nghề gốm Chu Đậu.
Ông Hoành nhớ lại, hôm ấy vào một buổi chiều đông năm 2006, đang ở nhà thì có hai người đàn ông trung niên đem đến một xấp văn bản chữ Hán nói là gia phả họ Bùi ở thôn Quang Tiền, trên đó có ghi chữ Bùi Thị Hý, cái tên mà ông từng công bố trên một tạp chí trước đó. Tức tốc về ngay làng Quang Tiền, ông liên tục phát hiện nhiều văn bản, hiện vật quý giá, khẳng định bà Bùi Thị Hý là cụ tổ nghề gốm Chu Đậu danh tiếng.
Trong khi các nhà nghiên cứu còn đang tranh luận có hay không có nhân vật Bùi Thị Hý thì những người làm công tác khảo cổ học và bảo tàng ở Hải Dương vẫn khẳng định có bà Bùi Thị Hý tài hoa đã vẽ trên chiếc bình gốm hoa lam lưu giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2012, tại miếu thờ Vua Lê và Thành hoàng làng, làng Quang Tiền, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Hiệp hội làng nghề Việt Nam kết hợp với Hội sử học Hải Dương và các cơ quan tổ chức vinh danh và phong tặng danh hiệu Tổ nghề cho bà Bùi Thị Hý.
Hoài Thu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét