Hãng Phim truyện Việt Nam bán cổ phiếu sau hơn 20 năm thua lỗ
Hãng Phim truyện Việt Nam bán cổ phiếu sau hơn 20 năm thua lỗ
Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) dự kiến chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 14/4 tới. - Hốt bạc nhờ bán hàng ăn theo phim 'Hậu duệ mặt trời' / 14 lời thoại phim truyền cảm hứng cho doanh nhân
Theo phương án cổ phần hóa, VFS sẽ bán ra 3,25 triệu cổ phần (65% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư chiến lược đã được chọn là Tổng công ty Vận tải thủy với giá 32,5 tỷ đồng.
Số cổ phần bán đấu giá ra công chúng là 525.000 cổ phần (10,5%), tối thiểu thu về 5,25 tỷ đồng. Nhà nước vẫn nắm giữ 20% vốn, trong khi số còn lại bán ưu đãi có cán bộ, công nhân viên của công ty. Như vậy, hãng dienthanhvinh.com Việt Nam được định giá trên 50 tỷ đồng.
Một hình ảnh trong bộ phim Sống cùng lịch sử - có kinh phí lớn nhất mà VFS sản xuất.
|
Hãng Phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, với lịch sử tồn tại và phát triển gắn chặt với ngành điện ảnh và các hoạt động nghệ thuật.
Đơn vị tham gia làm đối tác chiến lược của VFS là Tổng công ty Vận tải thủy có vốn điều lệ 320 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh đơn vị này cũng không mấy khả quan khi lỗ 8 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2015. |
Tuy vậy, VFS lại rơi vào cảnh thua lỗ triền miên. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, VFS có khoản lỗ lũy kế 39,6 tỷ đồng, chủ yếu do các bộ phim làm theo đơn đặt hàng của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2014 (lỗ 34,3 tỷ đồng). Hiện công ty còn nợ tiền thuê đất 5,7 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân người lao động tại đây cũng ngày càng giảm sút, đạt trung bình 2,5 triệu đồng năm 2014. Tổng tài sản tại ngày 30/9/2014 đạt 78,7 tỷ đồng, nợ phải trả lên tới 46,6 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 2 tỷ đồng.
VFS cho biết, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, do kinh phí sản xuất phim lớn và thời gian kéo dài. Nguồn phí để thực hiện các dự án phim còn hạn chế và chủ yếu đến từ đặt hàng của Nhà nước.
Doanh nghiệp cũng chưa có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh thiết bị điện và tối đa hóa nguồi nhân lực, dẫn đến kết quả kinh doanh thua kém. Doanh thu chính đến từ phim song sản xuất của VFS lạc hậu, thời gian đầu tư sản xuất dài trong khi doanh thu thấp.
Điểm sáng duy nhất hút các nhà đầu tư đó là những lô đất vàng mà VFS đang sở hữu. Trụ sở của VFS được đặt tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) với diện tích sử dụng gần 5.500 m2. Công ty còn có 905m2 ở Hoàng Hoa Thám làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe và quản lý khu đất rộng 6.382 m2 tại Đông Anh (Hà Nội) là trường quay phim.
Hiện công ty đang có hợp đồng dài hạn làm phim với 13 đơn vị truyền hình và các công ty truyền thông: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Quân đội, Công an nhân dân…
Sau cổ phần hóa, VFS dự kiến ngoài phim truyện và nghệ thuật sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh khác như kinh doanh nhà hàng, quán ăn, xuất khẩu các mặt hàng kinh doanh của công ty. Công ty đặt mục tiêu năm 2016 đạt doanh thu 45 tỷ đồng và bỏ ngỏ chỉ tiêu lợi nhuận.
Bạch Dương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét