Ninh Bình nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều nhất
Ninh Bình nợ đọng xây dựng cơ bản nhiều nhất
6 tháng đầu năm, nợ đọng xây dựng cơ bản của cả nước giảm hơn 3.200 tỷ đồng, nhưng Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình lại có biểu hiện tăng lên. - Chính phủ cân nhắc phát hành trái phiếu quốc tế / '2015 sẽ chấm dứt đầu tư công dàn trải'
Theo báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản được Chính phủ gửi tới đại biểu Quốc hội, nợ đọng xây dựng cơ bản hiện còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước và nguồn trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên con số này cũng đang giảm dần.
Tại thời điểm 30/6/2013, tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đạt 43.718 tỷ đồng, giảm 3.218 tỷ đồng so với cuối năm 2012, trong đó nợ đọng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước giảm 1.828 tỷ đồng, từ nguồn trái phiếu Chính phủ giảm 1.390 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ đọng xây dựng cơ bản của khối địa phương vẫn chiếm tỷ lệ cao, trên 90% tổng nợ đọng của Nhà nước.
Nợ đọng xây dựng cơ bản giảm hơn 3.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
|
Trong đó, cao nhất là Ninh Bình với tổng nợ đọng xây dựng cơ bản đến cuối tháng 6/2013 lên tới 4.150 tỷ đồng, Nam Định và Thái Bình lần lượt xếp vị trí tiếp theo. Trong xu hướng giảm chung thì nợ đọng của các địa phương này vẫn tăng trong 6 tháng đầu năm, mà cao nhất là Nam Định (tăng 40%). Tỉnh có nợ đọng xây dựng cơ bản giảm mạnh nhất là Hà Giang, khi chỉ còn 2.598 tỷ đồng tại 30/6/2013, so với mức hơn 3.900 tỷ đồng cuối năm trước.
Đơn vị: tỷ đồng
|
Theo giải trình của Chính phủ, nợ đọng xây dựng click tại đây để xem thiết bị đóng cắt Schneider cơ bản tăng cao là do trước đây đã quyết định và triển khai nhiều chương trình, dự án vốn lớn, nhưng đến khi kinh tế phát triển chậm, thu ngân sách thấp, chi đầu tư từ ngân sách và trái phiếu đã không đáp ứng được yêu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Lạm phát cao trong thời gian qua cũng khiến giá vật tư, thiết bị và tiền công tăng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan còn do thiếu chế tài xử lý vi phạm trong phân cấp quản lý, dẫn đến tình trạng phê duyệt nhiều dự án có tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn do cấp mình quản lý.
Ngoài ra, do mong muốn đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng nên ở nhiều nơi còn cho phép nhà đầu tư tự bỏ vốn sở hữu hoặc tự vay để thi công quá số vốn được bố trí. Việc xử lý vi phạm cũng không nghiêm, khiến nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài và gây lãng phí, giảm hiệu quả trong đầu tư.
Thời gian tới, Chính phủ đặt mục tiêu phải khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo đó, các dự án đã được quyết định đầu tư phải thực hiện theo vốn kế hoạch được giao, không làm vượt vốn; không bố trí vốn ngân sách trung ương cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định về vốn, chỉ cung cấp cho các dự án mới sau khi đã bố trí đủ vốn xử lý nợ đọng và các dự án đã hoàn thành. Bên cạnh đó, sẽ rà soát lại các quy hoạch để đưa ra các nhu cầu đầu tư sát với thực tế, tăng cường thanh kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản.
Thanh Bình - Phương Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét