Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Bộ trưởng Tài chính: 'Cước vận tải đã giảm hợp lý'

Bộ trưởng Tài chính: 'Cước vận tải đã giảm hợp lý'

Bộ trưởng Tài chính: 'Cước vận tải đã giảm hợp lý'
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho rằng trước mắt chưa cần thiết phải bổ sung giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá. 
  • Cước vận tải có thể thuộc diện kê khai giá

Trong Chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" ngày 7/12, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ về các giải pháp cân đối ngân sách và quản lý giá. 
Về vấn đề cước vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục giảm 10 lần với tổng cộng 5.400 đồng, Bộ trưởng cho biết cơ quan này đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tiến hành thanh tra, kiểm tra giá cước vận tải tại một số địa phương. Theo đó, các hãng vận tải đã giảm giá cước từ 2-11%. 
van-tai-3-8906-1418004786.jpg
Bộ trưởng Tài chính cho rằng hiện chưa cần thiết phải bổ sung giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá. Ảnh: Bá Đô
Bộ trưởng cũng lý giải, chi phí cấu thành giá vận tải bao gồm rất nhiều loại: xăng, dầu, khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhân công, cầu đường, bến bãi… Trong đó, chi phí nhiên liệu đối với xe chạy xăng chiếm từ 25-35%, đối xe chạy dầu chiếm 35-40% chi phí vận tải. Vì thế, nếu tính riêng tác động của việc giảm giá nhiên liệu và cố định các yếu tố khác, mức giảm hiện nay của các hãng vận tải từ 5-8% là tương đối phù hợp. 
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình này, nhưng trước mắt mức giảm này là tương đối hợp lý", Bộ trưởng cho hay. 
Trước đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải về việc bổ sung giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá, ông Dũng cho rằng hiện theo Luật giá, giá cước vận tải không nằm trong danh mục bình ổn. Hơn nữa, có rất nhiều hãng vận tải đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Điều này thể hiện qua việc có nhiều hãng đã hạ giá rất thấp để cạnh tranh với nhau.
"Như vậy, chúng tôi cho rằng trước mắt chưa cần bổ sung giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá", Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh. 
Về tác động của việc giảm giá dầu với sự hụt thu ngân sách, Bộ trưởng Tài chính cho biết, cơ quan này đã tập trung tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển nguồn thu lâu dài cho ngân sách. Đồng thời, Bộ cũng nghiên cứu các phương án và kết hợp điều hành có hiệu quả về các giải pháp công cụ tài chính, thuế, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. 
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành tài chính thiết bị đóng cắt Mitsubishi giá rẻ cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kỷ luật tài khóa, triệt để tiết kiệm, tham mưu cho Chính phủ điều hành sản xuất, khai thác dầu thô năm 2015 để đảm bảo có thu cho ngân sách và hiệu quả kinh tế trong hoạt động này. Các giải pháp thu ngân sách, chống thất thu, chống chuyển giá, thu hồi nợ đọng thuế, tăng cường chống buôn lậu gian lận thương mại... cũng được Bộ trưởng đề cập đến. 
Liên quan tới vấn đề lạm phát được dự báo sẽ không quá 4% - Bộ trưởng cho rằng điều này không đáng lo ngại, mà là tín hiệu đáng mừng. Đây là mức lạm phát thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đầu năm 7% và được xem là mức thấp nhất trong 10 năm qua. 
"Lạm phát thấp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong năm nay, tăng trưởng kinh tế của chúng ta có thể vượt mức 5,8%.Tổng mức bán lẻ hàng hóa 11 tháng qua tăng so với cùng kỳ năm trước là mức 11,1%, nghĩa là cầu vẫn đang rất tốt", Bộ trưởng nhận định.
Ngọc Tuyên

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét