Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Doanh nghiệp nhấp nhổm vì tỷ giá tăng

Doanh nghiệp nhấp nhổm vì tỷ giá tăng

Doanh nghiệp nhấp nhổm vì tỷ giá tăng
Nếu tăng giá bán sản phẩm thì sợ sức mua chậm lại, còn giữ giá sẽ lỗ hàng trăm triệu đồng cho mỗi lô hàng do chênh lệch tỷ giá.
  • Giá vàng SJC tăng chậm, USD đi lên

Trong vòng 20 ngày, USD ngân hàng đã có hai đợt tăng giá. Đợt một diễn ra vào những ngày đầu tháng 10, dù tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn neo ở mức 21.246 đồng. Theo đó, giá bán ra từ dưới 21.250 đồng đã tăng liên tục qua từng ngày và lên 21.330 đồng hôm 4/10.
Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng phát đi thông điệp, giá đôla Mỹ tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý trước tin đồn điều chỉnh tỷ giá, còn thực tế cung cầu thị trường vẫn đang ổn định. Đồng thời, Nhà quản lý khẳng định cơ quan này không điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân, mà giữ ổn định như hiện nay. Tỷ giá theo đó hạ nhiệt xuống dưới 21.250 đồng và duy trì ổn định suốt hai tuần qua.
Tuy nhiên, hai ngày nay, giá USD có dấu hiệu tăng trở lại. Từ mốc 21.260 mỗi USD lên 21.280 đồng ngày hôm qua. Đến đầu giờ chiều nay (21/10), giá đôla Mỹ bán ra đã chạm 21.300 đồng, chỉ còn cách mức đỉnh của đợt tăng giá trước đó khoảng 30 đồng.
Giá USD tăng nhưng cung cầu ngoài thị trường không quá căng thẳng. Đại diện của Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA) cho biết, đơn vị ông vẫn được các ngân hàng đáp ứng USD đầy đủ, với mức giá đúng bằng niêm yết.
Đánh giá về tác động của tỷ giá tăng, ông Đỗ Trọng Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty Thuỷ đặc sản cho rằng, việc giá USD ngân hàng tăng trong thời gian gần đây sẽ giúp những doanh nghiệp xuất khẩu có lợi hơn. Bởi tỷ giá tăng đồng nghĩa với lợi nhuận tính ra tiền đồng dôi lên.
"Công ty tôi trước giờ chỉ vay USD, lại chuyên xuất khẩu nên có nguồn để trả nợ. Vì vậy tỷ giá tăng không ảnh hưởng nhiều, ngược lại giúp tăng lợi nhuận", ông Vinh nói.
thuy-san-2-final-4292-1413884287.jpg
Các chuyên gia cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị ứng phó trước để hạn chế những tác động từ việc tỷ giá tăng. Ảnh: QH
Tuy nhiên, một số lãnh đạo của các công ty chuyên về xuất khẩu lại lo ngại khi tỷ giá tăng, các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu trong nước cũng dựa vào đó để "té nước theo mưa" tăng giá nguyên liệu cao hơn tốc độ tăng tỷ giá.
"Hôm qua, một đối tác cung cấp nguyên liệu cho công ty tôi đã đặt vấn đề tăng giá 5%. Điều này khiến chúng tôi lo lắng chi phí đầu vào của sản phẩm tăng cao, làm mất tính cạnh tranh của hàng hóa khi xuất khẩu", giám đốc công ty chuyên xuất khẩu đồ gỗ và mỹ nghệ tại TP HCM nói.
Đó là chưa kể sản phẩm của nhiều công ty xuất khẩu hiện nay chủ yếu được làm từ nguyên liệu nhập khẩu. "Khoản lợi từ việc xuất khẩu sản phẩm khó có thể bù nổi khoản thiệt hại từ việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào", đại diện một công ty dệt may nói. Theo ông, thời gian qua, nhiều đơn hàng xuất khẩu của công ty đã giảm đi do bị "chê" giá cao. Nay tỷ giá tăng, kéo theo nguyên liệu đầu vào tăng cao càng làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đội lên.
Nhiều công ty nhập khẩu cũng "đứng ngồi không yên" sau những đợt tỷ giá tăng này. Phó giám đốc một công ty sản xuất đồ nhựa tại khu công nghiệp Tân Tạo tính toán, công ty ông có thể bị thiệt khoảng 300 triệu đồng (tiền chênh lệch do tỷ giá tăng) cho một đơn hàng trị giá một triệu USD nhập về hồi cuối tháng 9.
"Những thiệt hại này sẽ tác động vào giá thành, nếu chúng tôi không tăng giá thì công ty sẽ chịu lỗ. Còn nếu chấp nhận tăng cũng dễ gây ra sự tăng giá dây chuyền khiến sức tiêu thụ hàng chậm hơn", ông trần tình.
Thời gian tới nhiều doanh nghiệp lo ngại tỷ giá tiếp tục tăng vì rơi vào thời điểm nhu cầu ngoại tệ tăng cao do nhập hàng sản xuất cuối năm, doanh nghiệp mua USD trả nợ vay tới hạn…. "Sức mua hiện nay vẫn còn khá yếu, nếu tỷ giá tăng tiếp thì thực sự hàng hoá của công ty sẽ rất khó bán ra, hàng tồn kho càng nhiều lên", Phó giám đốc công ty sản xuất nhựa lo lắng.
Để hạn chế phần nào những thiệt hại do tỷ giá gây ra, một chuyên gia kinh tế khuyến nghị, bản thân các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị ứng phó trước như lập quỹ dự phòng biến động tỷ giá; hạn chế việc vay bằng ngoại tệ khi không có đủ nguồn trả ống luồn dây điện Sino; định kỳ đánh giá lại tài sản và nguồn vốn theo giá thị trường....
Tuy nhiên, căn cứ trên tình hình thực tế, khả năng tăng giá của USD trong những tháng cuối năm là có nhưng sẽ không quá lớn. Theo phân tích của ông Phạm Hồng Hải, Phó tổng giám đốc HSBC Việt Nam, nếu xét về tiềm lực tài chính, trong tháng 5/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cho biết dự trữ ngoại hối Nhà nước đang ở mức trên 35 tỷ USD, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Theo ông Hải, mức dự trữ này tiếp tục tăng lên do các tổ chức tín dụng vẫn đang bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước trong những tháng vừa qua.
Với quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước lớn như vậy, ông Hải nhấn mạnh, Nhà quản lý có đầy đủ tiềm lực để can thiệp, bình ổn thị trường ngoại tệ khi cần thiết. Ngoài ra, việc điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống để hỗ trợ ổn định tỷ giá cũng như giữ ổn định các mức lãi suất điều hành sẽ là những hậu thuẫn đắc lực cho việc ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay tới cuối năm.
Hoài Thu

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét