Thủ tục hải quan nhanh một ngày, tiết kiệm 1,6 tỷ USD
Thủ tục hải quan nhanh một ngày, tiết kiệm 1,6 tỷ USD
Yêu cầu rút ngắn thủ tục hành chính trong ngành hải quan càng trở nên bức thiết khi các hiệp định quốc tế về mậu dịch tiến gần tới thời hạn áp dụng. - Lần đầu đo thời gian giải phóng hàng của hải quan / Tiết kiệm 3.000 tỷ đồng nếu giảm thời gian nộp thuế
Quyết tâm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính một lần nữa được lãnh đạo ngành hải quan nêu lên tại hội thảo về cải cách thủ tục theo Hiệp định của WTO ngày 14/10 tại Hà Nội. Trước đó, câu chuyện này đã được nhiều lần nhắc đến và hạ quyết tâm, sau khi thống kê của WB cho thấy doanh nghiệp Việt Nam mất đến 872 giờ mỗi năm cho thủ tục thuế, hải quan, và Thủ tướng yêu cầu giảm con số này xuống 300 ngay trong năm nay.
Tại hội thảo, ông Vũ Ngọc Anh, Phó Tổng Cục trưởng của Tổng Cục Hải quan cho biết thời gian thông quan hiện nay của Việt Nam là 21 ngày, cao hơn mức trung bình của ASEAN là 13 ngày đối với xuất khẩu và 14 ngày với nhập khẩu. Theo thống kê do cơ quan này công bố vào tháng trước, thời gian giải phóng hàng (kể từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai) của hải quan Việt Nam là 32 giờ đối với hàng nhập khẩu và 11 giờ đối với hàng xuất khẩu.
Việc cắt giảm thời gian làm thủ tục được đánh giá sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, nếu thời gian thông quan của Việt Nam cũng ngang mức trung bình của ASEAN, GDP sẽ cao hơn hiện nay 14%. Cứ mỗi ngày cắt giảm trên tổng thời gian làm thủ tục hải quan, nền kinh tế và các doanh nghiệp tiết kiệm được 1,6 tỷ USD. Còn một nghiên cứu khác của Nhóm các quốc gia phát triển (OECD), đối với các nước thu nhập trung bình thấp, cắt giảm thủ tục hải quan sẽ giúp cắt giảm 2,2% chi phí thương mại.
Tham gia Hiệp định TFA của WTO sẽ buộc ngành Hải quan phải thay đổi để cắt giảm thời gian làm thủ tục cho doanh nghiệp.
|
Với những lợi ích nói trên, bài toán giảm thủ tục hải quan đã được đặt ra từ lâu. Trong pháp luật nội địa, đã có nhiều quy định cắt giảm thời gian của thủ tục như trong Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Tuy nhiên, trên thực tế những quy định đó đều là tự nguyện. Nếu Hải quan không tuân thủ cũng không bị kiểm soát.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc tham gia Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO sẽ giúp tạo sức ép và ràng buộc ống luồn dây điện Vanlock quốc tế để Việt Nam cải cách thủ tục hải quan. Trong Hiệp định TFA, có rất nhiều tiêu chuẩn yêu cầu bắt buộc đối với cải cách thủ tục hải quan được đặt ra rõ ràng, yêu cầu các quốc gia thành viên phải tuân theo.
Trong khi chờ Hiệp định TFA đi vào hiệu lực trong vài năm tới, đại diện của Tổng cục Hải quan cam kết sẽ cắt giảm thời gian làm thủ tục hải quan theo yêu cầu của Thủ tướng. Ông Âu Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Giám sát và quản lý hải quan khẳng định đến tháng 9 năm sau, thời gian thông quan sẽ giảm còn một nửa so với hiện nay.
Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO được thông qua vào tháng 12/2013 sau 9 năm đàm phán. Mục tiêu của Hiệp định là hoàn thiện thủ tục hải quan của các nước thành viên WTO. Hiệp định bao gồm 12 quy định, 40 biện pháp đối với nhiều mục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hóa...
|
Thanh Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét