Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Du học Malaysia không cần chứng minh tài chính

Du học Malaysia không cần chứng minh tài chính

Du học Malaysia không cần chứng minh tài chính Malaysia là địa chỉ du học khá mới mẻ đối với học sinh, sinh viên Việt Nam. Hiện quốc gia này được xem là nơi du học giá rẻ với những chương trình học liên kết do Anh, Australia, Mỹ cấp bằng... với điều kiện du học đơn giản: không cần điểm TOEFL hay IELTS, không cần chứng minh tài chính.
d

Toàn bộ hệ thống giáo dục Malaysia, từ cấp tiểu học đến cấp đại học đều thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục. Xem thêm Tin tức Bộ này cũng chịu trách nhiệm kiểm soát các kỳ thi quốc gia và giám sát sự phát triển của nền giáo dục Malaysia.

Hệ thống giáo dục cơ bản (THPT) ở Malaysia đ­ược coi là bắt buộc, tạo tiền đề vững chắc cho học sinh sau này với các thiên hư­ớng: khoa học, nghệ thuật, xã hội. Sau khi hoàn thành 3 năm của cấp THPT, học sinh sẽ phải tham gia kỳ thi chuyển cấp quốc gia (penilaian Menengah Redah). Kết quả của kỳ thi này sẽ quyết định việc tiếp tục theo học phổ thông cơ sở bậc cao của học sinh với các ch­ương trình học như: khoa học, kỹ thuật hoặc học nghề.

Quá trình tuyển chọn vào học cơ sở bậc cao ở Malaysia do Bộ Giáo dục đảm nhiệm. Học sinh sau khi kết thúc 2 năm học cơ sở bậc cao phải trải qua kỳ thi bắt buộc để có bằng tốt nghiệp phổ thông (Pijil Pelaran Malaysia) hoặc bằng học nghề (Sijil Pelaaran Malaysia Vokasional) nếu là học sinh trúng các trư­ờng hướng nghiệp. Tất cả các bằng tốt nghiệp này đều tương đư­ơng với chứng chỉ trong các kỳ thi của trường Đại học Cambridge (Anh).

Đối với giáo dục đại học: Ch­ương trình giáo dục tiền đại học tại Malaysia đ­ược chia thành 2 mức độ: Mức độ A và mức độ đại học. Y tế Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông sẽ quyết định việc học sinh tiếp tục học lên cao theo mức độ nào. Đối với mức độ A thì chương trình học sẽ bao gồm các chuyên ngành: nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. Sau khi tham dự kỳ thi do Hội đồng kiểm tra tại Malaysia ra đề, học sinh đạt chứng chỉ sẽ đ­ược Đại học Cambridge (Anh) công nhận đạt bằng phổ thông có tính quốc tế và chứng chỉ này sẽ đư­ợc hầu hết các trư­ờng đại học trên thế giới thừa nhận khi xét tuyển nhập học.

Tất cả các tr­ường đại học ở Malaysia đều hoạt động độc lập và được chính phủ hỗ trợ ngân sách. Bất cứ trư­ờng đại học nào cũng phải do nhà vua ký quyết định thành lập. Các trường đại học dân lập mới bắt đầu xuất hiện những năm gần đây nh­ưng hoạt động rất có hiệu quả.

Hiện nay, Malaysia có 15 trường đại học công lập, 4 chi nhánh của trường đại học nước ngoài cấp bằng cử nhân, 11 trường đại học tư, 1 trường cao đẳng. Ngoài ra, Malaysia còn có khoảng 30 trường tư với chương trình cấp bằng của trường đại học nước ngoài "3+0" (nghĩa là toàn bộ chương trình của trường đại học nước ngoài được tổ chức tại Malaysia) và khoảng 35 trường cao đẳng tư với các chương trình bán du học "2+1" (bán du học là chương trình được thực hiện một phần ở Malaysia và phần còn lại được hoàn tất tại trường đại học chủ quản ở nước ngoài).

Điều kiện du học Malaysia: Ch­ương trình cử nhân: Học sinh tốt nghiệp THPT, nhận học sinh lớp 11 với điểm trung bình môn từ 7,0 trở lên; không yêu cầu điểm TOEFL hoặc IELTS; không yêu cầu chứng minh tài chính.

Muốn học tại Malaysia phải nộp đơn trư­ớc ngày 31/3 hàng năm và phải có bằng tốt nghiệp THPT tương đương với bằng Sijil Pelaran Malaysia của Malaysia. Trư­ớc đây, để theo học tại Malaysia, l­ưu học sinh phải thông thạo tiếng Mã Lai. Như­ng hiện nay, hệ thống các học viện t­ư nhân ở Malaysia rất phát triển, có quan hệ rộng mở với nhiều trường đại học nổi tiếng của Anh, Mỹ, Pháp… theo đó Malaysia có khả năng đào tạo đ­ược rất nhiều sinh viên nư­ớc ngoài bằng tiếng Anh với chất l­ượng quốc tế. Thông thư­ờng, Malaysia lựa chọn phương án đào tạo chuyển tiếp, học 1-2 năm tại Malaysia và nhữ­ng năm còn lại, sinh viên sẽ đư­ợc du học tại nư­ớc ngoài. Chất lượng đào tạo có uy tín và chi phí học tập hợp lý, Malaysia ngày càng đư­ợc nhiều sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên châu Á, lựa chọn để du học.

Học phí: Khoá tiếng Anh (4 tháng) khoảng 526 đôla; ch­ương trình cử nhân khoảng 2.400-2.600 đôla/năm; ch­ương trình thạc sĩ 8.500 đôla cho toàn bộ khoá học; chương trình thạc sĩ kinh tế: 7.600 đôla cho toàn bộ khoá học. Ngoài ra, sinh viên phải trả sinh hoạt phí: ở trong ký túc xá của trư­ờng: 50-85 đôla/tháng; chi phí sinh hoạt (ăn uống, đi lại, sách vở, giải trí...): 170-200 đôla/tháng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét