Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Người Trung Quốc sắm smartphone nhiều hơn nhờ thương mại điện tử

Người Trung Quốc sắm smartphone nhiều hơn nhờ thương mại điện tử

Người Trung Quốc sắm smartphone nhiều hơn nhờ thương mại điện tử
Các trang web bán lẻ trực tuyến như JD, Tmall của Alibaba đã góp khoảng 21% doanh số bán điện thoại thông minh quý II/2015, cao hơn 7% so với cùng kỳ.
  • Alibaba và bài toán thương mại điện tử ở nông thôn Trung Quốc
Dẫn số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IDC, trang Zdnet nhận định doanh số bán hàng của các website thương mại điện tử Trung Quốc ngày càng tăng do lợi thế về cung cấp đa dạng dịch vụ. Kênh này cũng giúp các nhà sản xuất smartphone tiếp cận được nhiều người dùng hơn khi doanh số điện thoại đến tay người tiêu dùng qua bán lẻ trực tuyến tăng 58% trong quý II/2015.
china-mobile-phone-shipments-1257-144360
Kênh bán smartphone truyền thống có thể yếu thế khi thương mại điện tử ngày càng phát triển tại Trung Quốc.
Tay Xiaohan, chuyên gia phân tích thị trường châu Á - Thái Bình Dương của IDC nhận định, việc các nhà mạng giảm khoản trợ giá cho điện thoại thông minh là cơ hội lớn cho những đơn vị cung cấp và bán lẻ trực tuyến Đây sẽ là một kênh quan trọng mà các nhà cung cấp đang tập trung hướng đến.
"Các kênh bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc thường cung cấp những gói giảm giá hoặc quà tặng miễn phí cho người tiêu dùng. Họ có xu hướng bán điện thoại ở mức giá thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống", Xiaohan cho hay.
Theo IDC, các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử được kỳ vọng thúc đẩy doanh số bán điện thoại thông minh nói chung của Trung Quốc bằng một số chiến lược kinh doanh quan trọng như khuyến mãi thường xuyên, bao gồm các lễ hội mua sắm trực tuyến lớn hàng năm, hoặc Singles Day - ngày hội mua sắm dành cho các khách hàng độc thân.
Ngoài ra, một số mẫu điện thoại sẽ chỉ được bán trên mạng thông qua các kênh bán lẻ trực tuyến, nơi cung cấp nhiều mẫu hơn so với các đại lý truyền thống. Cũng theo IDC, một số đơn vị còn cung cấp thêm dịch vụ như bảo hành màn hình cùng các tùy chọn thanh toán khác nhau, cho phép khách hàng bán máy đã qua sử dụng hoặc mua trả góp hàng tháng. Trang bán lẻ JD cũng nhận sửa chữa miễn phí hoặc bồi thường bằng tiền mặt nếu xảy ra hư hỏng về màn hình .
Nhiều nhà sản xuất thiết bị cầm tay có xu hướng liên kết với các trang thương mại điện tử để thúc đẩy doanh số bán hàng. Xiaomi, một thương hiệu của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào việc kinh doanh thông qua trang web của riêng mình. Vào tháng 5/2015, các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đã ký một thỏa thuận nhằm cho ra mắt một cửa hàng trực tuyến trên JD.
Huawei - thương hiệu sản xuất thiết bị viễn thông lớn, sở hữu một cửa hàng online trên cả 3 đơn vị bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc tiêu thụ hầu hết các thiết bị cầm tay thông qua kênh này trong quý thứ II.
IDC cũng lưu ý khu vực nông thôn Trung Quốc sẽ là một thách thức. Trong khi Alibaba và JD không ngừng nỗ lực mở rộng phạm vi phủ sóng ở khu vực nông thôn, người tiêu dùng sẽ cần thời gian để làm quen với việc mua sắm điện thoại trên mạng
Theo chuyên gia Tay Xiaohan, thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến sẽ phát triển, nhưng không đạt được tốc độ nhanh chóng bởi tăng trưởng đến chủ yếu từ các đô thị loại một và loại 2. Bà cũng nhận định tỷ lệ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến có khả năng khiến nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ tại các thành phố này đóng cửa trong vòng vài năm tới.
Kim Thoa

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét